Những câu hỏi thường gặp về bệnh Ung thư dạ dày

1. Chức năng và vị trí của dạ dày trong cơ thể là gì?

Dạ dày là đoạn phình ra của ống tiêu hóa, có nhiệm vụ dự trữ và tiêu hóa thức ăn.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư dạ dày cao. Bệnh nhân ung thư dạ dày ở Việt Nam thường phát hiện bệnh ở những giai đoạn muộn nên cơ hội sống là không cao.

Hình 1: Hình ảnh minh họa vị trí dạ dày.

2. Nguyên nhân của ung thư dạ dày?

Hiện nay, chúng ta chưa biết nguyên nhân chính xác gây nên ung thư dạ dày.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, có những yếu tố, nguy cơ chắc chắn làm bệnh nhân dễ mắc bệnh như:             

  • Ăn nhiều thức ăn hun khói và ăn mặn
  • Ăn ít trái cây và rau
  • Hút thuốc
  • Tiền sử gia đình có người bị ung thư dạ dày
  • Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori và viêm dạ dày mãn tính

Hình 2: Nguyên nhân ung thư dạ dày

3. Triệu chứng của ung thư dạ dày biểu hiện như thế nào?

Ở giai đoạn đầu có thể hoàn toàn không có triệu chứng gì, đến lúc khối ung thư phát triển bệnh nhân có thể có một hay nhiều triệu chứng sau:   

  • Người bệnh có thể cảm thấy mất cảm giác ngon miệng và sụt cân
  • Bệnh nhân bắt đầu có những biểu hiện như nôn mửa, đi ngoài phân đen, nôn ra máu, sờ được khối u dưới vùng bụng….

Hình 3: Triêu chứng lâm sàng của ung thư dạ dày.

4. Chn đoán ung thư dạ dày bằng cách nào?

Hình 4: Mô tả nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày:  là xét nghiệm quan trọng nhất khi nghi ngờ có ung thư dạ dày, qua NS bác sĩ có thể biết được tương đối vị trí, kích thước khối u ở đoạn nào của dạ dày và đặc biệt là sinh thiết để chẩn đoán chắc chắn là ung thư hay không.

Ngoài xét nghiệm nội soi dạ dày Bác sĩ sẽ còn thực hiện một số xét nghiệm khác như: chụp cắt lớp điện toán (CT Scan), Siêu âm bụng, X quang phổi, xét nghiệm máu ……để giúp cho chẩn đoán chính xác giai đoạn để tiến hành đầu trị.

5. Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày hiện nay là gì?

  • Phẫu thuật là cơ bản nhất , đây là phương pháp hiệu quả duy nhất để có thể chữa khỏi ung thư dạ dày. Trong khi phẫu thuật, bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày.
  • Hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại dù là rất nhỏ chưa được loại bỏ trong quá trình phẫu thuật.
  • Xạ trị ít có tác dụng trong ung thư dạ dày

6. Làm thế nào để làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày?

  • Ăn nhiều trái cây và rau
  • Giảm ăn các thực phẩm hun khói và muối
  • Ngừng hút thuốc lá
  • Hiểu rõ tiền sử bệnh của bản thân và cần nội soi dạ dày kiểm tra nếu từng bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori

BS: Phòng Khám CK 108

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *