1. Thế nào là viêm loét dạ dày tá tràng?
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng viêm loét xảy ra ở lớp niêm mạc dạ dày tá tràng . Triệu chứng thường thấy của viêm loét dạ dày là hiện tượng đau bụng kèm theo tình trạng bất ổn về hệ thống đường tiêu hóa.
Áp lực công việc ngày càng cao cùng với thói quen ăn uống thiếu khoa học cũng như tình trạng nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là lý do khiến cho tỷ lệ người mắc viêm loét dạ dày – tá tràng ngày càng tăng ở các nước trên thế giới cũng như Việt Nam.
Hình 1: Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng.
2. Nguyên nhân của viêm loét dạ dày tá tràng?
Hiện nay, có 3 nhóm nguyên nhân lớn gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: Những vi khuẩn này có thể lây truyền từ người này sang người khác, qua nước bị ô nhiễm, thực phẩm và cư trú sâu trong niêm mạc dạ dày. Các chất hóa học do chúng sản xuất ra sẽ gây kích ứng, viêm và trầy xước lớp niêm mạc dạ dày về lâu dài có khả năng gây ung thư dạ dày.
- Sử dụng thuốc: Sử dụng thường xuyên một số loại thuốc như thuốc giảm đau, chống viêm nhóm NSAIDs, thuốc điều trị viêm khớp, corticoid, thuốc điều trị cao huyết áp….có thể dẫn đến viêm loét dạ dày.
- Bị bệnh: Mắc một số bệnh lý như đái tháo đường, hạ đường huyết, hội chứng cushing, xơ gan… cũng là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày.
Hình 2: Nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng
3. Triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng biểu hiện như thế nào?
Đa số bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng thường có một hay nhiều các triệu chứng sau:
- Đau bụng: đau âm ỉ, đau bỏng rát, đau tức bụng, đau quặn từng cơn, cơn đau nặng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể, bạn có thể sẽ cảm thấy tức ngực, đau lưng…
- Buồn nôn và nôn ói: khi bị đau nhiều gây co bóp dạ dày phản xạ trong bệnh viêm loét dạ dày cấp tính, có khi nôn ra máu. Sau khi nôn mửa thấy đau nhẹ hẳn đi.
- Ợ hơi, ợ chua , nóng rát vùng thượng vị
- Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, đi phân sống….
- Sụt cân: do giảm hấp thụ thức ăn.
Hình 3: Triêu chứng lâm sàng của ung thư dạ dày.
4. Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràngbằng cách nào?
Nội soi dạ dày: là xét nghiệm quan trọng nhất khi nghi ngờ có viêm loét dạ dày tá tràng, qua NS bác sĩ có thể biết được tương đối vị trí, kích thước của viêm loét như thế nào và đặc biệt là sinh thiết để chẩn đoán chắc chắn có nhiễm HP cũng như loại trừ tình trạng ung thư dạ dày.
Hình 4: Mô tả nội soi dạ dày
Ngoài xét nghiệm nội soi dạ dày tá tràng Bác sĩ sẽ còn thực hiện một số xét nghiệm khác như: Siêu âm bụng, xét nghiệm máu ……để giúp cho chẩn đoán chính xác giai đoạn để tiến hành đầu trị.
5. Các phương pháp điều trị viêm dạ dày tá tràng hiện nay là gì?
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, việc phối hợp các loại thuốc như thế nào là tùy tình trạng bệnh nhân, tùy kinh nghiệm của BS chuyên khoa tiêu hóa, nói chung việc phối hợp các thuốc điều trị theo nguyên tắc chung sau đây:
- Giảm yếu tố gây loét.
- Dùng thuốc ức chế bài tiết acid clohydric và pepsin.
- Dùng thuốc trung hoà acid clohydric đã được bài tiết vào dạ dày – tá tràng.
- Tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc.
- Dùng các thuốc bao phủ niêm mạc và băng bó ổ loét.
- Dùng thuốc kích thích sản xuất chất nhầy (mucin)
- Kháng sinh diệt trừ Helicobacter pylori ở dạ dày tá tràng.
6. Chế độ ăn của người bị viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào?
- Hạn chế rượu, bia, các chất gia vị như ớt, hạt tiêu. các chất có nhiều chất chua, hoa quả, dấm…
- Không hút thuốc lá, thuốc lào.
- Ăn chậm, nhai kỹ , không cần thiết phải ăn cơm nếp như trước đây.
- Ăn các thức ăn lỏng (sữa, nước cháo) chia làm nhiều bữa cho đến khi hết đau, hết các triệu chứng của xuất huyết tiêu hoá (đi ngoài phân vàng), sau đó ăn đặc (cháo, cơm nát) rồi ăn dần dần trở lại bình thường.
- Có chế độ làm việc hợp lý, tránh làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh Stress tâm lý.
- Bệnh nhân cần lưu ý tái khám sau mỗi đợt điều trị, bác sĩ sẽ so sánh kết quả trước và sau khi điều trị để giúp bạn chữa trị bệnh hiệu quả
BS: Phòng Khám Chuyên Khoa 108